Vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau để bảo vệ sức khỏe

Hầu hết cánh chị em phụ nữ khi bước vào thời kỳ kinh nguyệt thường gặp phải một số triệu chứng phổ biến như: đau tức ngực, đau bụng kinh dai dẳng, đau lưng, mỏi mệt,… Nó khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu, bí bách trong người. Chính vì thế, theo như khuyến cáo từ nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, nữ giới vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau đây để có thể vượt qua những ngày hành kinh một cách thuận lợi và suôn sẻ. Hãy cùng tìm hiểu qua nhé!

Ngày đèn đỏ là gì?

Hiểu đơn giản, ngày đèn đỏ chỉ là cách gọi dân gian thường được phái đẹp sử dụng nhằm ám chỉ đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở nữ giới. Nó bắt đầu xuất hiện khi bạn gái rơi vào độ từ 12 – 14 tuổi và xảy ra đều đặn vào hằng tháng theo một vòng lặp. 

Bên cạnh đó, vào những ngày hành kinh, nồng độ hormone Estrogen và Progesteron bên trong cơ thể nữ giới đột ngột suy giảm mạnh, dẫn đến tình trạng nội mạc tử cung bong tróc. Nó cùng với máu kinh bị đào thải ra ngoài thông qua con đường âm đạo. Kèm theo đó là các triệu chứng thường gặp như: chảy máu âm đạo, đau lưng, đau âm ỉ khu vực bụng dưới, đau nhức vòng 1, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, da mặt đổ dầu và nổi mụn nhiều hơn,…

Ngoài ra, hiện tượng chảy máu kinh thường kéo dài xuyên suốt từ 3 – 5 ngày. Tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng người mà lượng máu sẽ chảy ra nhiều hay ít, nhanh hay chậm hết kinh.

vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau khái niệm
Thời kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thể trạng bình thường sẽ kéo dài xuyên suốt từ 3 – 5 ngày. Nhưng, kỳ kinh vẫn có thể kết thúc nhanh hoặc chậm hơn tùy vào sức khỏe và cơ địa của mỗi người.

Vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Đối với không ít bạn gái, “ngày đèn đỏ” cũng chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng, khiến các bạn ấy thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy giảm thể lực, thiếu sức sống và mất tập trung. Cùng với đó, tinh thần trở nên suy sụp, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ nổi nóng và cáu gắt với người khác. Gây tác động tiêu cực đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Thế nên, theo như chia sẻ từ nhiều chuyên gia, các bạn nữ muốn khắc phục hiệu quả tình trạng này, thì vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau đây: 

Không được sử dụng băng vệ sinh hơn 4 tiếng

Một trong những điều quan trọng nhất mà chị em phụ nữ tuyệt đối không nên phạm phải đó là dùng băng vệ sinh quá 4 tiếng mà không chịu thay cái mới. Bởi thói quen này sẽ khiến cho vi khuẩn xâm hại vào trong cơ thể, gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục và làm “cô bé” bốc mùi hôi khó chịu. 

Do đó, mà bạn cần phải thay băng vệ sinh thường xuyên sau 3 – 4 tiếng sử dụng, hoặc khi thấy máu kinh thấm gần đầy băng. Đồng thời, bạn nên chọn mua loại băng được làm từ những chất liệu bông an toàn, có đặc tính thấm hút tốt, khả năng chống tràn tối ưu để bảo vệ an toàn cho vùng kín.

vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau băng
Vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau: Thứ nhất, chị em nên thay băng vệ sinh hoặc tampon sau 4 tiếng sử dụng, không nên dùng quá lâu để tránh làm viêm nhiễm vùng kín.

Không đấm bóp vùng lưng

Trước và trong mùa “dâu rụng”, thông thường chị em sẽ cảm thấy đau nhức chân tay và mỏi lưng. Tuy nhiên, theo như khuyến cáo từ bác sĩ, chị em không được xoa bóp mạnh bạo hay đấm lưng nhằm mục đích làm xoa dịu cơn đau. Bởi lẽ, hành động này có thể làm cho máu bị tích tụ nhiều ở vùng khoang chậu, khiến cảm giác nhức mỏi càng tăng cao và kéo dài hơn. 

Không ăn đồ quá mặn và nhiều dầu mỡ

Khi đến kỳ kinh nguyệt, chị em nên hạn chế ăn các món chứa nhiều calo, dầu mỡ, đặc biệt là đồ ăn mặn. Bởi vì, nếu bạn nạp vào cơ thể những loại thức ăn có vị mặn và chứa nhiều lượng dầu mỡ, thì cơ thể sẽ rất nhanh bị mất nước và gây rối loạn hệ tiêu hóa. Kéo theo đó là triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon, buồn nôn,… 

Tránh tập luyện với cường độ mạnh

Vào những ngày “dâu rụng”, cơ thể chị em thường rất nhạy cảm và khá yếu ớt. Vì thế mà trong giai đoạn này, chị em không nên vận động mạnh cơ thể hay tập luyện thể thao bằng các bài tập có cường độ mạnh như: nhảy dây, đá bóng, nâng tạ, nhảy cao, leo núi, đạp xe đạp, bóng rổ,… Bởi các hoạt động này, chỉ càng làm cho chị em nhanh bị kiệt sức, thể lực suy yếu, cơn đau bụng càng thêm dữ dội và dễ mắc phải căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Mặt khác, chị em có thể rèn luyện cơ thể bằng những bộ môn có động tác nhẹ nhàng, dùng ít sức lực như: đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh,… Các bài tập này sẽ giúp chị em nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu. Góp phần xoa dịu bớt chứng đau tức bụng dưới, cải thiện tinh thần, giải tỏa căng thẳng và áp lực hiệu quả. Mang đến cho chị em cảm giác sảng khoái, thoải mái, tràn đầy sức sống và năng lượng tích cực.

Không đi khám sức khỏe

Chị em phụ nữ nên tránh đi khám sức khỏe tổng quát vào ngày đèn đỏ. Bởi, khi chị em “tới tháng”, bác sĩ cũng chỉ nhận khám phụ khoa và xét nghiệm nước tiểu, chứ không làm xét nghiệm máu và điện tâm đồ. Chưa kể, đến thời kỳ kinh nguyệt, bên trong cơ thể bạn gái thường có nhiều sự thay đổi do chịu sự ảnh hưởng từ các hormone. Nên có thể làm giảm đi mức độ chính xác của các kết quả xét nghiệm. 

Không rửa bộ phận sinh dục bằng sữa tắm

Đa số các bạn gái thường có thói quen sử dụng sữa tắm chuyên dùng cho cơ thể để vệ sinh luôn cả bộ phận sinh dục, nhằm khử mùi cho “cô bé” trong những ngày hành kinh. Đây là một việc làm cực kỳ sai lầm mà chị em không nên mắc phải.

Bởi, khi chị em dùng nước nóng, hoặc sữa tắm chứa nhiều chất tẩy rửa và hương liệu để rửa vùng kín, sẽ làm cho nồng độ axit bên trong môi trường âm đạo bị biến đổi, ức chế sự hình thành và phát triển của các vi khuẩn có lợi. Tạo điều kiện thuận để vi khuẩn có hại sinh sôi, dễ gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Do đó, chị em chỉ nên vệ sinh khu vực này bằng nước mát và dung dịch phụ khoa chuyên dụng.

Tránh uống các loại đồ uống chứa chất kích thích

Trong trà và cà phê có chứa một lượng lớn thành phần Caffein. Đây là hoạt chất có công dụng chống buồn ngủ và tăng khả năng tập trung. Thế nhưng, trường hợp chị em lạm dụng quá mức các loại thức uống này khi đến ngày đèn đỏ. Thì nó có thể khiến cho tinh thần càng thêm mỏi mệt, căng thẳng, mất ngủ và ngủ không ngon giấc.

Chưa dừng lại ở đó, trong nước trà còn chứa cả hoạt chất tanium. Nếu thành phần này đi vào cơ thể và tiếp xúc với chất sắt, sẽ ức chế quá trình chuyển hóa chất sắt thành máu, khiến cơ thể chậm sản sinh ra lượng máu mới. Làm cho lượng máu mất đi không được bù đắp kịp thời. Dẫn đến, gây thiếu máu trầm trọng và đi kèm các triệu chứng như: hoa mắt chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đau đầu,…

Ngoài ra, các loại đồ uống như bia, rượu chứa rất nhiều cồn. Đây là một chất kích thích tác động trực tiếp đến hệ thần kinh ở tuyến yên. Nó cũng chính là nguyên nhân làm máu kinh chảy ra nhiều hơn, gây rối loạn tiêu hóa và tăng cường cơn đau bụng kinh.

vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau beer
Trong kỳ kinh, chị em nên tránh xa bia rượu, và các chất kích thích độc hại để không làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và bảo vệ sức khỏe.

Không ngâm mình trong bồn tắm

Khi tới ngày kinh nguyệt, chị em tuyệt đối không nên ngâm toàn bộ cơ thể trong bồn tắm. Bởi vì, ở thời điểm này, tử cung sẽ luôn trong tình trạng mở. Nếu bạn ngâm mình vào bồn nước, máu kinh chẳng những không thể chảy ra bên ngoài, mà còn có thể chảy ngược về phía tử cung. Việc này rất dễ gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Tránh quan hệ tình dục

Tới ngày đèn đỏ, các mô niêm mạc nằm ở tử cung thường bị bong tróc ra, làm cho thành tử cung mỏng dần đi. Do đó, nếu bạn quan hệ tình dục vào thời điểm này, sẽ tác động mạnh đến cơ quan sinh dục bên trong, khiến bộ phận này bị tổn thương nghiêm trọng, kéo theo triệu chứng đau rát vùng kín dữ dội, và chảy ra nhiều máu kinh hơn. Điều này, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày của chị em.

Hạn chế thức khuya

Trong thời kỳ “rụng dâu”, chị em không nên thức khuya và làm việc quá sức. Thay vào đó, chị em cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn, nhất là ngủ đủ giấc. Tránh khiến bản thân trở nên căng thẳng, áp lực và mệt mỏi do lao lực. Bởi như vậy, sẽ làm nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể bị mất cân bằng, không được ổn định, có thể tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Bạn gái nên làm gì khi đến kỳ kinh nguyệt?

Để chuỗi ngày hành kinh diễn ra một cách suôn sẻ và hạn chế các triệu chứng khó chịu. Thì chị em nên duy trì thực hiện những việc sau đây  khi đến mùa “dâu rụng”:

– Hình thành nên thói quen uống đủ 2 – 2,5 lít nước ấm vào mỗi ngày.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu vào mỗi bữa ăn, nhất là chất sắt.

– Ăn uống đủ bữa, đúng giờ giấc. Không được bỏ bữa và ăn quá khuya.

– Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục, nên thay mới băng vệ sinh sau 3 – 4 tiếng sử dụng. 

– Nên đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Phân bổ hợp lý giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Nên thư giãn bằng việc nghe nhạc, xem phim, hay các bộ môn giải trí lành mạnh. 

– Tập luyện thể thao bằng các bài tập có cường độ nhẹ nhàng.

– Dùng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng để làm ấm vùng bụng. Việc này sẽ giúp chị em giảm bớt cơn đau bụng kinh. 

Hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ hữu ích trên đây, chị em phụ nữ đã hiểu rõ về việc vào ngày đèn đỏ không nên làm 10 điều sau để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thuận lợi và an toàn. Qua đó, có thể giúp chị em biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân mỗi khi “tới tháng”. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *